Keratosis Pilaris được xem là một bệnh lý về da và có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi và giới tính. Vậy bệnh lý Keratosis Pilaris là gì, có nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nguyên nhân và cách điều trị? Nếu bạn đang thắc mắc về những thông tin trên hãy cùng chúng mình theo dõi nội dung trong bài viết bên dưới nhé!
Keratosis Pilaris Là Gì?
Keratosis Pilaris là một trong những bệnh lý về da và có tên tiếng việt là bệnh dày sừng nang lông. Căn bệnh này gây ra các mảng sần sùi trên da, thường gặp ở các vị trí cánh tay, chân, đùi và mông. Vì những mảng da sần sùi, các nốt mẩn đỏ nổi trồi lên bề mặt giống với da gà nên dân gian còn hay gọi với các tên là bệnh da gà.
Tuy có vẻ ngoài hơi đáng sợ, thế nhưng các bạn yên tâm đây là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, cũng như các biểu hiện như đau, rát da. Tình trạng bệnh sẽ có chuyển biến xấu hơn khi vào các mùa thu đông, da sẽ càng khô, sần và bong tróc, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ đang mang thai.
Như đã nói ở trên, bệnh Keratosis Pilaris có thể gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em và thanh thiếu niên, chuyển biến bệnh rõ ràng nhất là ở các bệnh nhân độ tuổi tầm 20.
Đây là một căn bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để, tận gốc. Bạn chỉ có thể áp dụng một số cách thức điều trị để làm suy giảm và ngăn chặn các biến chứng nặng hơn. Một tin vui cho các bệnh nhân ở khoảng độ tuổi từ 30 trở lên, bệnh lý Keratosis Pilaris có thể khỏi một cách tự nhiên.
Tìm hiểu thêm: Tranexamic Acid Là Gì? Sử Dụng Tranexamic Acid Trong Trị Nám, Thâm
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Keratosis Pilaris
Bệnh sừng nang lông được hình thành và phát triển do sự tích tụ của keratin, đây được xem là một loại Protein cứng giúp bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài (nhiễm độc, nhiễm trùng). Chất sừng này phát triển nhiều sẽ gây ra tình trạng ngăn cản sự mở của các nang lông, qua thời gian tích tụ thêm nhiều lớp sừng cứng trên da.
Theo các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhận của căn bệnh Keratosis Pilaris. Tuy nhiên các bác sĩ cũng đã xác định được bằng chứng của căn bệnh có liên quan đến 2 yếu tố căn bản đó là di truyền và viêm da dị ứng.
Song song với các nguyên nhân trên, một số đối tượng thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh sừng dày nang lông sẽ bao gồm:
- Người có làn da quá khô
- Thừa cân, béo phì
- Người mắc bệnh chàm
- Đa số hay mắc phải ở những người có làn da trắng
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Keratosis Pilaris
Để có thể nhanh chóng điều trị và phát hiện ra bệnh Keratosis Pilaris sớm nhất, chúng ta nên tìm hiểu qua một số dấu hiệu nhận biến phổ biến thường gặp:
- Da khô, ngứa ngáy, thô ráp xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ nhỏ cứng trồi lên da.
- Da sần sùi, sờ vào có cảm giác nhám, ráp, khó chịu.
- Xuất hiện nhiều vết sưng đỏ, trắng hoặc nâu, không gây ngứa, xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể – nơi có nang lông. Sẽ không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Tình trạng này sẽ trở nặng khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thấp khiến da khô ráp hơn.
Sau khi đã nhận diện các dấu hiệu của bệnh Keratosis Pilaris, bạn sẽ tìm hiểu thêm về một số phương pháp điều trị, ngăn chặn những biến chứng trầm trọng của bệnh sừng nang lông trên da:
- Dưỡng ẩm cho da: Cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da khô, cải thiện làn da phát ban do dày sừng. Để an toàn bạn có thể lựa chọn các loại kem dưỡng có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ các loại tin dầu, thực vật….
- Tẩy tế bào chết: các bác sĩ da liễu khuyến cáo bạn nên lựa chọn các loại tẩy tế bào chết có chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ, không chứa các chất tẩy rửa mạnh. Tần suất sử dụng từ 1-2 lần/tuần, giúp cho các nang lông thông thoáng, loại bỏ các lớp da chết tích tụ.
- Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở ý tế, chuyên khoa da liễu để các bác sĩ căn cứ vào tình trạng da và đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp nhất như uống thuốc, thuốc bôi ngoài da, bắn tia Laser…
Keratosis Pilaris tuy mang đến nhiều khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, thế nên bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị theo những phác đồ phù hợp nhất.
Nên đọc: Kojic Acid Là Gì? 4 Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Của Kojic Acid