Nhắc đến các hoạt chất chống lão hóa trên da, bạn thường nghĩ đến vitamin C, retinol, glycerin, tuy nhiên cũng có một thành phần khá nổi tiếng nhưng ít người biết đến chính là Gluconolactone. Đây là hoạt chất khá phổ biến và có thể thấy trong nhiều sản phẩm serum, kem chống lão hóa da. Vậy Gluconolactone là gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Gluconolactone Là Gì?
Gluconolactone là một loại acid có tên khoa học là Polyhydroxy, mặc dù là acid nhưng Gluconolactate khá nhẹ dịu, an toàn cho mọi làn da đã được FDA Hoa Kỳ công nhận. Rất thích hợp sử dụng cho những làn da bị lão hóa, da nhạy cảm, dễ kích ứng. Gluconolactone có tính chất là chất rắn, màu trắng, không mùi, không vị, tan trong nước với công thức hóa học là C6H8O6.
Gluconolactone có chiết xuất từ thiên nhiên, bạn có thể tìm thấy thành phần này trong các loại rượu vang, nước trái cây, mật ong…
Gluconolactone mang đặc tính đầy đủ của một AHA giúp làm bong tróc lớp sừng da chết, hỗ trợ tăng sinh collagen và elastin tự nhiên trong tế bào.
Tuy nhiên, Gluconolactone – PHA lại dịu nhẹ và lành tính hơn AHA, không gây ra cảm giác châm chích, đẩy mụn ồ ạt, hay nổi mẩn đỏ trên da.
Chính vì vậy, PHA có thể là chất thay thế thích hợp cho những nền da nhạy cảm mới bắt đầu vào con đường sử dụng acid.
Những Công Dụng Của Gluconolactone Trên Da
Gluconolactone được xem là hoạt chất chống lão hóa khá đắt đỏ, bạn có thể thấy chúng xuất hiện trong nhiều sản phẩm làm đẹp từ các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với nhiều công dụng đa tầng:
Cấp và khóa ẩm tốt gấp 4 lần so với AHA
Nếu trước đây các bạn say mê với khả năng cấp ẩm khá tốt của AHA, thì đến Gluconolactone bạn sẽ còn phải ngạc nhiên gấp bội phần. Đó chính là khả năng tạo lớp hàng rào tránh thoát ẩm, đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết trên da, giúp làn da mềm mịn, căng bóng, khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Song hành với khả năng cấp ẩm vượt trội, PHA còn có công dụng loại bỏ tế bào nhẹ nhẹ dịu, Tham gia vào quá trình tạo tiền đề cho các dưỡng chất khác nuôi dưỡng và phát huy hiệu quả cao gấp bội phần.
Chống oxy hóa trên da cực hiệu quả
Theo nhiều nhà nghiên cứu, Gluconolactone có khả năng trung hòa các gốc tự do trên da, tạo lớp màng bảo vệ da trước tác động từ các tia cực tím, bức xạ của ánh sáng mặt trời như tia UVA, UVB.
Sau một quá trình sử dụng PHA, bạn sẽ cảm nhận được độ đàn hồi, săn chắc trên da, những vùng da tối màu cũng được nâng tone, trắng sáng, hồng hào tự nhiên.
Không những vậy, PHA giúp thu nhỏ lỗ chân lông, làm căng đầy các nếp nhăn trên da, tăng sức đề kháng, hỗ trợ làn da thêm khỏe mạnh.
Hỗ trợ điều trị mụn, viêm da
Có thể bạn chưa biết Gluconolactone ở nồng độ 14% sẽ mang lại những hiệu quả của Benzoyl Peroxide 5%. Đây là hoạt chất đặc trị cho các loại mụn trên da với hiệu quả chống viêm, sưng, thu và gom cồi mụn hiệu quả.
Giúp ổn định kết cấu sản phẩm trên da
Ngoài những khả năng tác động trực tiếp trên da, Gluconolactone có thêm “năng lực” ổn định kết cấu sản phẩm trên da. Giữ cho lớp nền trên da căng bóng, mịn màng, loại bỏ lớp da sần sùi, thô ráp, bong tróc.
Hạn chế tối đa tình trạng kết tủa khi tiếp xúc với các kim loại nặng, không gây ra cảm giác khó chịu hay ngứa ngáy.
Xem ngay: Tranexamic Acid Là Gì? Sử Dụng Tranexamic Acid Trong Trị Nám, Thâm
Các Đối Tượng Và Nồng Độ Của Gluconolactone Khi Sử Dụng
Nếu bạn là tín đồ yêu thích sử dụng phương pháp peel da tại nhà nhưng làn da nhạy cảm hay kích ứng với AHA, thì có thể nhanh chóng lựa chọn và chuyển sang sử dụng với PHA. Với các công dụng tương tự như AHA nhưng lại có nồng độ nhẹ dịu và an toàn hơn.
Các nồng độ Gluconolactone có thể dao động từ 2- 15%, tùy theo công dụng và nhu cầu sử dụng khi chăm sóc da:
- Nếu đóng vai trò là chất giữ ẩm PHA sẽ có nồng độ dung dịch 2-4 % với pH 5.5. Tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả, cải thiện tính đàn hồi và tone màu da.
- Nếu đóng vai trò chống tia cực tím: PHA sẽ có nồng độ 4- 8%, pH 5.5. Khả năng chống nắng như không có nghĩa là lọc được toàn bộ các tia UV.
- Nếu đóng vai trò tẩy các tế bào chết: PHA sẽ có nồng độ từ 7- 12%, pH 3.8. Lưu ý, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình sử dụng.
- Nếu đóng vai trò tạo phức chelat và khóa các ion kim loại: PHA sẽ có nồng độ sử dụng là khoảng 2%.
- Nếu đóng vai trò là hệ đệm và điều chỉnh pH trên da: PHA sẽ có nồng độ sử dụng từ 0.1 đến 2%.
Trên đây là bài viết về Gluconolactone với những khái niệm, công dụng, đối tượng và nồng độ sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có thêm những kiến thức về hoạt chất làm đẹp, chống lão hóa trên da.
Tìm hiểu thêm: Kojic Acid Là Gì? 4 Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Của Kojic Acid