Mụn Cám Là Gì? Top 9 Nguyên Nhân Hình Thành Mụn Cám

Mụn cám được xem là một trong những loại mụn có khả năng bám dính trên da khá dai dẳng. Tuy không gây đau đớn, viêm sưng trên da, thế nhưng mụn cám lại khiến da mặt sần sùi, thiếu sức sống. Vậy nguyên nhân nào hình thành và cách điều trị mụn cám sao cho hiệu quả? Hãy cùng chúng mình đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Mụn Cám Là Gì?

Mụn cám còn có tên khoa học là Acne Bran. Đây là dạng mụn khởi nguồn cho các dạng mụn viêm, mụn bọc sưng trên da. Thông thường, mụn cám sẽ tập trung nhiều ở một số vùng da như trán, hai bên cánh mũi và dưới cằm, chúng hay mọc thành từng cụm trắng li ti nhỏ. Ở những vùng có dầu thừa và sợi bã nhờn đổ nhiều thì mụn cám sẽ tập trung phát triển dày hơn.

mụn cám ở mũi

Nếu không có biện pháp điều trị khoa học và phù hợp, tình trạng mụn sẽ tiếp tục phát triển dai dẳng trên da, lâu dần sẽ hình thành các nốt mụn chai, mụn viêm sưng tấy. Khi mụn chuyển biến nặng thì các phương thức điều trị sẽ tốn thời gian và khó có thể dứt điểm.

Những Nguyên Nhân Khiến Mụn Cám Tồn Tại Dai Dẳng Trên Da

Có rất nhiều bạn áp dụng các biện pháp skincare routine đều đặn mỗi ngày, sử dụng vô số các loại mỹ phẩm thế nhưng vẫn không “tạm biệt” hoàn toàn với mụn cảm bởi các nguyên nhân sau đây:

Sự ảnh hưởng của nội tiết tố

Trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hay mãn kinh, có thể sẽ có những thay đổi bất thường về nội tiết tố estrogen và testosterone bên trong cơ thể. 

Yếu tố di truyền

Theo nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu đã nhận định, có hơn 60% người bị mụn cám đều xuất phát từ yếu tố di truyền người thân trong gia đình. Đây được xem là một trong những quy ước khách quan từ bộ gen mà con người không thể can thiệp và chỉnh sửa.

Chế độ dinh dưỡng bất khoa học

Một bộ phận giới trẻ hiện nay rất ưng thích các loại thực phẩm ăn nhanh, chế nhiều nhiều dầu mỡ và gia vị. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến cho làn da bị ảnh hưởng nhiều khiến tình trạng mụn luôn ở trong tình trạng báo động. 

Stress, áp lực trong thời gian dài

Những căng thẳng, mệt mỏi không chỉ khiến cho cơ thể bị suy yếu mà cũng là tác nhân khiến cho làn da trở nên thiếu sức sống, suy giảm sức đề kháng. Các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, ánh sáng mặt trời dễ xâm nhập vào da. 

stress gây mụn cám

Ảnh hưởng từ môi trường

Khi xã hội phát triển kéo theo những ảnh hưởng xấu của việc suy thoái chất lượng sống, môi trường ô nhiễm, lượng tia UV xâm nhập vào làn da ngày một tăng cao.

Không vệ sinh vật dụng cá nhân

Vi khuẩn có kích thước siêu nhỏ, khó có thể nhận diện bằng mắt thường, việc tiếp xúc hằng ngày với các vật dụng bẩn, có chứa nhiều vi khuẩn, bụi… sẽ tạo điều kiện khiến cho da nhanh chóng bị mụn, bít tắc lỗ chân lông, da xỉn màu.

Không tẩy lớp sừng chết trên da

Làn da 28 – 30 ngày sẽ bước vào giai đoạn thay tế bào chết, nếu không loại bỏ chúng làn da sẽ bị bít tắc, dầu nhờn và sợi bã nhờn có thể tích tụ trên da hình thành mụn.

Da tăng tiết dầu nhờn

Thông thường với những bạn có làn da dầu nhờn, da hỗn hợp thường xuyên xuất hiện tình trạng mụn. Nếu không kiểm soát tốt lượng dầu tiết, vệ sinh không kỹ sẽ khiến mụn cám bám mãi trên da.

Lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp

Chọn mỹ phẩm phù hợp với thể loại và tình trạng da là ưu tiên bắt buộc trong quá trình chăm da và phục hồi. Lựa chọn sai mỹ phẩm sẽ là “con dao hai lưỡi” khiến cho da thêm mụn, tổn thương và lão hóa nhanh chóng.

Đọc thêm: Mách Nhỏ Cách Trị Mụn Dưới Cằm Hiệu Quả Mà Không Phải Ai Cũng Biết

Các Biện Pháp Khắc Phục Mụn Cám

Để loại bỏ triệt để tình trạng mụn cám trên da, bạn cần lưu ý và áp dụng một số quy tắc sau đây như:

  • Sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da và điều trị cho chiết xuất từ thiên nhiên như nha đam, tinh bột nghệ, bột trà xanh, tinh dầu tràm trà, cúc la mã… 
  • Không quên tẩy tế bào chết trên da định kỳ từ 1 – 2 lần/tuần. 
  • Sử dụng các loại hoạt chất điều trị mụn tận gốc và hiệu quả như retinol, hyaluronic, chlorophyllin, niacinamide…
  • Không quên thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày.
  • Chú ý các bước làm sạch và dưỡng ẩm cho da kỹ lưỡng. 
  • Uống thuốc theo kê hướng và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên ngành với các loại thuốc tham khảo như Clindamycin, Dapsone, Benzoyl Peroxide, Erythromycin… 
đắp mặt nạ trị mụn cám

Trên đây là bài viết về mụn cám, những nguyên nhân và cách thức lưu ý trong quá trình chăm sóc da mụn. Chúc các bạn áp dụng thành công và sớm sở hữu một làn da khỏe, rạng rỡ và căng bóng. 

Tìm hiểu thêm: 5 Công Thức Làm Mặt Nạ Trị Mụn Cám Từ Nguyên Liệu Tự Nhiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *