Mụn có thể được xem là nỗi ám ảnh khiến nhiều chị em phải khiếp sợ trong quá trình chăm da, đặc biệt phải kể đến là mụn đinh râu. Tuy có kích thước khá nhỏ, thế nhưng loại mụn này lại mang đến nhiều hiểm nguy có sức khỏe người mắc phải. Vậy mụn đinh râu là gì, nguyên nhân hình thành và cách phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu và theo dõi ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Mụn Đinh Râu Là Gì?
Mụn đinh râu hay còn có tên gọi dân gian là mụn mủ. Các nốt mụn có kích thước nhỏ với đầu mụn có cồi mụn trắng, chúng thường xuất hiện khá nhiều ở các vùng chữ T, xung quanh môi và cằm. Ban đầu khi mới hình thành dưới da, các chân mụn như những sợi râu cắm sâu vào tế bào da gây hiện tượng sưng đỏ, nếu chạm nhẹ người bị sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Không phân biệt giới tính và độ tuổi, mụn đinh râu có thể phát triển và sinh sôi trên da mặt cả nam lẫn nữ. Chu kỳ phát triển và kết thúc của mụn đinh râu thường kéo dài từ 7-10 ngày, tùy vào cơ địa và mức độ mụn nhẹ hay nặng.
Nếu không quan tâm chăm sóc đúng cách, mụn đinh râu sẽ bắt đầu sưng to với kích thước cỡ hạt đậu, trên đỉnh mụn sẽ có dịch mủ màu vàng xuất hiện. Để càng lâu, các nốt mụn sẽ lan lớn khiến khuôn mặt người bị dễ sưng vù, mất nước và sốt cao liên miên vì bị nhiễm độc tố do vi khuẩn xâm nhập vào da.
Nguyên Nhân Hình Thành Mụn Đinh Râu
Cũng tương tự như các loại mụn khác, mụn đinh râu được hình thành và phát triển do sự tích tụ quá nhiều bã nhờn, dầu thừa, vi khuẩn, bụi bẩn trên da mà không được làm sạch kỹ.
Đối với nam giới, 80% sự xuất hiện của mụn đinh râu là do quá trình cạo râu không chú ý dẫn đến việc trầy xước tạo vết thương hở cho vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, kỵ khí) dễ dàng xâm nhập tạo nên các ổ mụn.
Đi đôi với nguyên nhân trên, mụn đinh râu còn có thể được hình thành do sự rối loạn nội tiết tố, bệnh tiểu đường hoặc do gen di truyền, dị ứng đồ ăn…
Theo nhiều công trình nghiên cứu từ hội da liễu Hoa Kỳ cho thấy rằng mụn đinh râu được hình thành trên da là do vi khuẩn có tên Propionibacterium acnes. Tưởng chừng như với kích thước nhỏ bé đó, mụn đinh râu sẽ không có gây hại gì quá nhiều đối với người mắc phải.
Thế nhưng trên thực tế chứng minh rằng, có nhiều ca mắc mụn đinh râu đã gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, viêm màng não và cuối cùng là tử vong.
Có thể bạn chưa biết: Mụn Nang Là Gì? 5 Nguyên Nhân Gây Ra Mụn Nang
Các Cách Phòng Ngừa Mụn Đinh Râu Bạn Cần Biết
Có thể thấy rằng, nguyên nhân tạo nên các nốt mụn đinh râu hầu hết là do nhiễm trùng, vệ sinh không kỹ làn da. Thế nên để tránh và loại bỏ hoàn toàn mụn đinh râu bạn nên lưu ý một vài cách phòng ngừa như sau:
- Tẩy trang, rửa mặt sạch và kỹ các điểm mù trên da vùng chân tóc, hai bên cánh mũi, dưới cằm, vùng xương hàm.
- Vệ sinh ra gối, chăn mền 1 tuần/1 lần.
- Hạn chế tối đa việc nặn mụn đinh râu để tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển ổ mụn trên da. Giữ tay sạch khi tiếp xúc lên bề mặt da.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5-2,5 lít để cung cấp đủ độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng da khô, tiết dầu tạo môi trường thuận lợi cho mụn phát triển.
- Thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn nhiều đường tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển.
- Mụn đinh râu có cơ chế tự chữa lành, tuy nhiên để có thể rút ngắn thời gian phát triển và hình thành sẹo bạn nên áp dụng các phương pháp như uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ hoặc bôi thuốc. Bạn có thể tham khảo một vài hoạt chất trị mụn hiệu quả như BHA, AHA, tinh dầu tràm trà, chiết xuất cúc la mã, bột trà xanh, retinol, benzoyl peroxide…
Bên cạnh giữa các loại kem bôi điều trị mụn đinh râu, các bạn cũng có thể kết hợp với các loại thuốc uống. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng sử dụng các thuốc kháng sinh mà nên có sự hướng dẫn, kê đơn từ bác sĩ chuyên ngành. Để tránh các tình trạng sốc thuốc, nóng trong người, rối loạn quá trình trao đổi và thải độc tại gan…
Xem thêm: Mụn Nội Tiết Là Gì? 4 Dấu Hiệu Nhận Diện Mụn Nội Tiết