Mụn Nội Tiết Là Gì? 4 Dấu Hiệu Nhận Diện Mụn Nội Tiết

Mụn nội tiết phát triển trên da do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, sự rối loạn nội tiết tố, di truyền, căng thẳng… Không chỉ gây ra những đau đớn, mụn nội tiết còn có thể gây ra sự mất thẩm mỹ trên khuôn mặt như sẹo lõm, vết thâm. Vậy mụn nội tiết là gì, những biện pháp khắc phục mụn, hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết này! 

Mụn Nội Tiết Là Gì?

Mụn nội tiết hay còn được gọi là mụn trứng cá (Endocrine Acne hay Hormonal Acne). Loại mụn này thường hay gặp ở cả nam và nữ, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng làm mất tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. 

mụn nội tiết

Mụn nội tiết được hình thành trên da do sự thay đổi đột ngột và rối loạn của các hormone androgen bên trong cơ thể con người. Khi hormone tiết ra trên da càng nhiều sẽ tạo nên một môi trường vô cùng thuận lợi giúp các vi khuẩn Propionibacterium acnes sinh sôi, nảy nở và hình thành mụn.

Ở phái nữ, mụn nội tiết sẽ xuất hiện khá nhiều vào các ngày “đèn đỏ”, đây là thời điểm nội tiết tố thay đổi nhiều nhất. Mụn nội tiết sẽ xuất hiện và nổi nhiều ở quanh vùng xương hàm, gò má, trên trán. 

Những Dấu Hiệu Nhận Diện Mụn Nội Tiết

Có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi: “Làm sao biết mình bị mụn nội tiết tố?”. Vâng câu trả lời chính là mụn thường có xu hướng hình thành và phát triển tại một số vị trí cố định trên khuôn mặt.

Ở giai đoạn dậy thì, mụn nội tiết sẽ xuất hiện ở vùng chữ T như trán, hai bên cánh mũi, sống mũi. Đến giai đoạn trưởng thành, mụn sẽ có sự thay đổi vị trí ở phần má, dưới cằm và hai bên phần xương quai hàm.

Ngoài phát triển trên mặt, mụn còn xuất hiện trên cơ thể ở phần lưng, ngực.

dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết là gì

Vậy làm sao biết mình bị mụn nội tiết? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận định:

  • Dù qua độ tuổi dậy thì nhưng mụn vẫn mọc nhiều, dễ tái đi tái lại dù đã điều trị nhiều lần trước đó.
  • Mụn nội tiết sẽ có các dạng biến thể như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn nang. 
  • Mụn nội tiết thường xuất hiện đúng theo các chu kỳ hành kinh, sau sinh, tiền mãn kinh…
  • Khi bị mụn nội tiết tố, bạn sẽ cảm thấy viêm, sưng, đau nhức, đỏ tại các nốt mụn.

Cũng là mụn được hình thành trên da, nhưng so các loại mụn khác mụn nội tiết tố được xem là kẻ cứng đầu và rất khó điều trị. Việc làm sạch da thông thường bằng các loại sữa rửa mặt chỉ có tác dụng làm sạch lớp bụi bẩn trên da, không thể xử lý dứt điểm được chúng. 

Chính vì thế, dựa vào từng cơ địa, thể trạng, kết cấu từng loại da và mức độ mụn nội tiết nhẹ hay nặng mà các bạn sẽ có các phác đồ điều trị mụn nội tiết tố khác nhau.

Xem thêm: Mụn Đầu Trắng Là Gì? 3 Phương Pháp Điều Trị Mụn Phổ Biến

Những Phương Pháp Điều Trị Mụn Nội Tiết

Rất nhiều bạn lo lắng có nên nặn mụn nội tiết tố hay không? Theo các bác sĩ chuyên gia da liễu nhận định rằng việc nặn mụn không đúng cách, không những không giúp bạn lấy nhân mụn ra bên ngoài mà còn làm tổn hại da, gây viêm sưng, sẹo rỗ, viêm nhiễm… Tùy theo từng mức độ mụn nặng hay nhẹ mà chúng ta có những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao như:

Kem bôi ngoài da

Với tác dụng thẩm thấu sâu bên trong tế bào giúp ngăn ngừa và hạn chế quá trình sinh sôi và nảy nở của mụn. Đẩy nhanh quá trình thu cồi mụn, giảm lượng dầu nhờn tiết ra, làm lỗ chân lông thoáng sạch, thu nhỏ.

Thuốc uống

Bên cạnh kem bôi ngoài da, nếu tình trạng mụn nặng bạn cũng có thể áp dụng thuốc uống để hỗ trợ điều trị mụn. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc có chứa các thành phần trị mụn như thuốc kháng androgen, thuốc tránh thai, vitamin A…

Tuy nhiên, để sử dụng các loại thuốc này bạn cần phải có sự hướng dẫn, kê đơn và liều lượng chỉ định từ bác sĩ. Hạn chế tuyệt đối các tình huống tự ý sử dụng thuốc vô tội vạ, không những mụn không thuyên giảm, trái lại sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Hy vọng với bài viết mụn tiết tố là gì, đặc điểm nhận diện và phương pháp điều trị đã giúp bạn có cái nhìn khái quát về loại mụn điển hình này. Bên cạnh các phác đồ trị liệu, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập khoa học để nhanh chóng cải thiện làn da khỏe mạnh, sạch mụn. 

Đọc thêm: Mụn Nang Là Gì? 5 Nguyên Nhân Gây Ra Mụn Nang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *