Mụn nang là một trong những thể loại mụn cứng đầu, xuất hiện trên da và gây ra những ảnh hưởng mất thẩm mỹ. Đa số để điều trị mụn nang tận gốc bạn thường phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Vậy mụn nang là gì, nguyên nhân và những lưu ý trong quá trình điều trị mụn hiệu quả? Hãy cùng chúng mình khám phá và tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Mụn Nang Là Gì?
Mụn nang hay còn biết đến với các tên gọi khác là mụn u nang, mụn bọc là một biến thể nghiêm trọng của mụn trứng cá. So với các loại mụn thường gặp thì mụn nang rất khó điều trị tận gốc, để lại vô số những vết thâm đen đỏ trên da khó mờ hẳn.
Mụn nang được hình thành sâu bên trong tế bào, phát triển xung quanh các nang lông. Các nốt mụn nang thường sưng tấy đỏ có các kích thước to nhỏ khác nhau. Bên trong mụn chứa phần dịch mủ màu trắng hoặc vàng ngà, nổi gồ ghề trên da.
Không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt, mụn nang đem đến cho người bị cảm giác đau nhức, khó chịu. Nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc kịp thời, tình trạng mụn u nang sẽ lan rộng, nhiễm trùng gây ra nhiều vết thâm, sẹo rỗ vĩnh viễn.
Đặc Điểm Nhận Diện Mụn Nang
Tuy giống với cơ chế hình thành và phát triển của các loại mụn khác, thế nhưng mụn nang cũng có một vài đặc điểm riêng biệt giúp bạn dễ dàng nhận diện ra nó:
- Mụn nang thường sẽ nổi thành từng cục, có hoặc không có nhân mụn, kích thước to hơn so với các loại mụn thông thường.
- Bên trong túi mụn sẽ chứa nhiều vi khuẩn, dịch mủ, máu.
- Lúc xuất hiện, mụn nang sưng đỏ tấy không có nhân mụn sờ vào rất cứng, theo thời gian nốt mụn chín lộ rõ ra túi dịch trắng, mềm mềm dễ vỡ nếu có tác động ấn đè.
5 Nguyên Nhân Hình Thành Nên Mụn Nang
Mụn nang thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh và thời kỳ mãn kinh, không phân biệt giới tính cả nam và nữ đều có thể mắc phải. Mụn được hình thành do sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn, tắc nghẽn lỗ chân lông và sợi bã nhờn.
Vùng da nơi mụn nang nổi lên thường sưng tấy đỏ, ban đầu phần mụn sẽ cứng dần dà theo thời gian chúng mềm ra hiện rõ phần túi mủ trắng.
Song song với quá trình hình thành, mụn nang dễ dàng biến chứng nghiêm trọng hơn khi bị tác động bởi các yếu tố như:
- Sự thay đổi đột ngột và rối loạn của các nồng độ hormone bên trong cơ thể như estrogen, testosteron.
- Lạm dụng quá nhiều các loại thuốc chứa hoạt chất steroid, lithium có trong thuốc trầm cảm, động kinh…
- Da bị nhiễm Corticoid do sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều chất tẩy rửa, cồn như kem trộn, rượu thuốc.
- Makeup thường xuyên, liên tục nhưng không tẩy trang, rửa mặt kỹ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, viêm nhiễm.
- Thói quen nặn mụn bất chấp, sử dụng các dụng cụ không hợp vệ sinh, làm da dễ dàng tiếp xúc với vô số các loại vi khuẩn.
Khám phá ngay: Mụn Đinh Râu Là Gì? 5 Cách Phòng Ngừa Mụn Đinh Râu
Một Vài Lưu Ý Khi Điều Trị Mụn Nang
Khi đã hiểu rõ mụn nang là gì, nguyên nhân hình thành và cách nhận biết. Bạn sẽ tiến hành đi đến bước tìm hiểu các phương pháp, cách thức điều trị mụn nang hiệu quả tận gốc được nhiều bác sĩ da liễu khuyên nhủ nên áp dụng.
- Tránh các mỹ phẩm dạng dầu, kem đặc & bí bết.
- Không dùng nước hoa và các mỹ phẩm có chất tạo mùi nhân tạo.
- Hạn chế makeup trang điểm.
- Rửa mặt đúng cách và với sữa rửa mặt có độ pH trung hòa từ 5.0 – 6.0, sạch sâu.
- Tránh các loại sáp và dầu có trong son môi và son dưỡng vì chúng gây ra mụn quanh miệng.
- Tuyệt đối không nặn mụn với tay vì rất dễ lây lan vi khuẩn, khiến làn da mụn thêm thâm, nổi mụn dày, viêm sưng trầm trọng hơn.
- Nên rửa sạch mặt 2 lần/ngày, hạn chế việc rửa mặt quá nhiều hoặc chà xát, sử dụng các chất có nồng độ cao.
- Bạn nên thực hiện chườm ấm tại các vùng bị mụn, thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần. Không nên lạm dụng quá nhiều da dễ bị sưng đỏ hoặc bỏng nhẹ.
- Để điều trị mụn nang trên lưng bạn có thể sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi có chứa các thành phần axit salicylic, benzoyl peroxide…
Mụn nang là một trong những loại mụn cứng đầu và gây ra khá nhiều bất tiện, đau đớn. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đang gặp tình trạng mụn u nang sẽ có thêm kiến thức để điều trị đúng cách, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
Tham khảo thêm: Exfoliator Là Gì? 3 Điểm Phân Biệt Các Sản Phẩm Tẩy Tế Bào Chết