Rối loạn tăng sắc tố da xảy ra ở từng mảng da, làm cho da có màu sẫm hơn bình thường. Các vị trí hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay… là các vị trí thường hay bị nám da. Đặc biệt là nám da trên mặt thường đối xứng hai bên.
Đối với nám da thông thường
Theo bác sĩ, việc nhận biết nám da thông thường có thể dựa trên một số yếu tố như sau:
- Về hình thái nám: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nám da dưới dạng mảng do các tế bào hắc sắc tố Melanin phân tán rộng rãi trên da nên các đốm nám cũng xuất hiện rải rác ở nhiều nơi trên bề mặt da
- Về vị trí nám: phần lớn nám da thông thường sẽ mọc chủ yếu ở vùng da mặt, cụ thể như trán, hai bên gò má, vầng thái dương. Một số trường hợp hiếm gặp, nám có thể xuất hiện ở cả cánh tay.
- Đặc trưng: tình trạng nám da thông thường ít khi đi kèm với bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố
Đối với nám da nội tiết
Với những trường hợp bị nám da nội tiết, bác sĩ cần xem xét một số biểu hiện dựa trên các yếu tố sau đây:
- Về hình thái nám: các đốm nâu xuất hiện do nám da nội tiết thường có màu sắc khá đậm, đặc biệt khi soi dưới ánh đèn có thể dễ dàng xác định được những vùng trung tâm do các tế bào sắc tố đậm màu hơn, tập trung nhiều hơn.
- Về vị trí nám: tình trạng nám nội tiết phần lớn xuất hiện ở vùng da hai bên gò má. Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn có thể mọc ở trán, vùng thái dương hoặc cánh tay. Ngoài ra, nếu tình trạng nám nội tiết không được điều trị sớm có thể tạo cơ hội để chúng phát triển và lan tỏa sang nhiều vùng da lân cận một cách nhanh chóng.
- Đặc trưng: bệnh nhân bị nám da nội tiết thường đi kèm với một số dấu hiệu của tình trạng rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, mọc mụn, rối loạn kinh nguyệt,…