Lanolin Là Gì? Bật Mí 3 Công Dụng Của Lanolin Trong Mỹ Phẩm

Dạo gần đây trên các trang làm đẹp, hội chị em đang bàn tán xôn xao về một thành phần hoạt chất có tên là Lanolin. Vậy Lanolin là gì, nó có công dụng gì trong các sản phẩm làm đẹp trên thị trường? Nếu bạn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu, hãy cùng theo chân chúng tôi đi khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Lanolin Là Gì?

Lanolin hay còn có tên gọi khác là sáp len hoặc mỡ len, đây là hoạt chất được chiết xuất từ tuyến bã nhờn của các loại động vật có lớp lông len dày. Đặc biệt sáp len hay sử dụng trên thị trường hầu hết đều được lấy từ lớp da cừu. 

Lanolin Là Gì
Ở dạng sáp, dầu có màu vàng hổ phách đặc trưng

Lanolin lấy từ lớp da cừu được tồn tại dưới dạng sáp và có màu hổ phách. Qua quá trình sản xuất các lớp lông và da cừu với máy ly tâm, để loại bỏ các phần tạp chất và cho ra thành phần sáp len nguyên chất. Vì được chiết xuất từ 100% thiên nhiên, nên Lanolin rất lành tính và an toàn, thích hợp sử dụng cho mọi loại da.

Trong ngành mỹ phẩm, Lanolin được ứng dụng trong nhiều sản phẩm như kem dưỡng, sáp dưỡng môi, Serum chống lão hóa, tinh chất dưỡng tóc mềm mượt, bóng bẩy…

cong-dung-cua-lanolin
Có nhiều công dụng hữu ích trong các dòng mỹ phẩm

Khám phá thêm: Kojic Acid Là Gì? 4 Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Của Kojic Acid 

Những Công Dụng Của Lanolin Ứng Dụng Trong Làm Đẹp

Được ứng dụng khá nhiều trong các dòng mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp cho các chị em phụ nữ. Vậy Lanolin có những công dụng chính gì mà bạn cần biết?

  • Dưỡng ẩm cho làn da mềm mịn: đối với các bạn gái cho làn da khô, bong tróc thì Lanolin chính là một sự lựa chọn kem dưỡng vô cùng hoàn hảo. 
  • Lanolin có chứa nhiều axit béo và dưỡng chất, thẩm thấu vào sâu bên trong tế bào cấp ẩm và phục hồi cho những mô da khô, bong tróc, nứt nẻ. Không chỉ có vùng da mặt, Lanolin còn có thể sử dụng trên một số vùng da nứt nẻ khác như vùng môi, núm vú…
  • Chống oxy hóa và lão hóa cho da: các thành phần hoạt chất Lanolin có chức năng ức chế và ngăn chặn quá trình hình thành và sản sinh các hắc sắc tố Melanin gây tình trạng thâm sạm, nám. Bên cạnh đó, Lanolin có tác dụng chống quá trình lão hóa và hình thành các vết nhăn trên da.
  • Cung cấp tinh chất và dưỡng mềm tóc: bạn có thể dễ dàng nhận thấy thành phần Lanolin trong các dòng dầu gội, kem xả tóc. Với chức năng chính là cung cấp các dưỡng chất, làm mềm mượt tóc, hạn chế gãy rụng. 
Dưỡng ẩm và phục hồi cho mái tóc suôn mượt
Dưỡng ẩm và phục hồi cho mái tóc suôn mượt

Một Vài Lưu Ý Bạn Cần Biết Khi Sử Dụng Lanolin

Sau khi đã nắm vững các kiến thức cũng như về công dụng của Lanolin, bạn cũng nên quan tâm đến một vài lưu ý trước khi sử dụng như:

  • Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 1,7% dân số trên thế giới bị dị ứng với thành phần Lanolin. Với các biểu hiện ngứa rát, sưng tấy đỏ, phát ban… Chính vì thế trước khi sử dụng bạn nên chắc chắn bản thân không có tiền sử dị ứng với hoạt chất này.
  • Hoạt chất này chỉ được sử dụng thoa trực tiếp lên làn da, tóc… Bạn không nên nuốt hoặc cho trẻ nhỏ ăn phải loại dầu này vì có thể gây ra một số triệu chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sưng da tấy đỏ…
  • Để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng, bạn có thể tham khảo các ý kiến của các bác sĩ. Ở các trường hợp bị dị ứng hoặc ngộ độc, bạn nên nhanh chóng đến các bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý ở nhà mua thuốc tự chữa trị. 
  • Đối với các bạn có làn da dầu mụn, nên hạn chế sử dụng vì sẽ khiến cho các nang lông dễ bị bí tắc, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và mụn sinh sôi, phát triển.
khong-hop-cho-da-dau-mun
Không thích hợp sử dụng cho các làn da dầu mụn

Trên đây là bài viết về Lanolin cung cấp cho bạn những thông tin cũng như các lợi ích và lưu ý khi sử dụng Lanolin. Rất mong những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc da và làm đẹp.

Xem thêm: Dầu Khoáng Là Gì? Công Dụng Và 2 Đối Tượng Sử Dụng Dầu Khoáng Phù Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *