Sẹo lõm là gì? Nguyên nhân và 4 cách điều trị hiệu quả

Một cơ quan lớn bao bọc toàn bộ mặt ngoài của cơ thể mang tên da. Da rất nhạy cảm, dù chỉ là những vết bỏng, vết xước hay tiểu phẫu, đại phẫu cũng có thể để lại trên đó những vết sẹo. Chúng gây tác dộng ảnh hưởng tới ngoại hình thậm chí tác động tiêu cực tới tâm lí người bệnh. Sẹo có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là sẹo lõi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn sẹo lõm là gì và cách điều trị loại sẹo này.

Sẹo lõm là gì?

Sẹo lõm hay còn gọi là sẹo rỗ là tình trạng vùng da bị lõm vào với nhiều kích thước và hình dáng khác nhau. Đó chính là hệ quá của quá trình khôi phục một khiếm khuyết da sau khi gặp những tổn thương bằng cách hình thành các mô sợi lấp đầy nó. Nó là những hố, rãnh sâu thấp hơn so với bề mặt da lành xung quanh.

Sẹo lõm là gì?
Hình ảnh sẹo lõm

Loại sẹo này thường xuất hiện sau trứng cá những nơi da bị viêm nhiễm có liên quan đến tụ cầu vàng, bệnh đậu mùa hoặc các ổ viêm hoại tử da có liên quan đến việc dùng steroid tại chỗ… Tuy không dẫn đến các triệu chứng đau ngứa hoặc co kéo da nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mĩ còn có thể còn hình thành các túi, các hang hốc chứa đựng cặn bã cùng với vi khuẩn… dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Phân loại sẹo lõm

  • Sẹo lõm chân đá nhọn: Được hình thành do những tổn thương của mụn gây ra dẫn tới cấu trúc của collagen của lớp trung bì bị vỡ tạo thành những vết lõm sâu dưới da. Loại này có hình dạng như những vật nhọn đâm vào da, có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5mm.
  • Sẹo lõm chân vuông: Nguyên nhân chủ yếu do mụn trứng cá bị vỡ bởi nặn sai cách khiến vùng da bị viêm và tổn thương mạnh bởi vậy nên liên kết collagen bị phá hủy hình thành các vết lõm sẹo sâu.
  • Sẹo lõm hình lượn sóng: Do dải xơ bên trong cơ nằm ở trí giữa của mô và da bị tác động phát triển, lớp biểu bì bị những dải xơ kéo và ép sâu vào da. Sẹo có kích thước từ 4-5mm có hình lượn sóng trên bề mặt da.

Nguyên nhân dẫn đến sẹo lõm là gì

Sẹo lõm hình thành như thế nào? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lõm xuất phát từ bệnh lý, những thói quen hàng ngày của bạn trong đó phổ biến nhất là 5 nguyên nhân sau:

Nặn mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen

Đây được coi là những nguyên nhân chính gây sẹo lõm cho mặt. Khi nặn mụn đã vô tình gây tổn thương viêm nhiễm cho da dẫn tới quá trình hình thành và phát triển của sẹo. Cho dù tay bạn có sạch sẽ thì cũng không thể ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong để lại sẹo.

Nặn mụn nguyên nhân gây sẹo lõm
Nặn mụn nguyên nhân gây sẹo lõm

Được hình thành bởi các bệnh ngoài da (thủy đậu, trái rạ)

Những bệnh ngoài da này luôn được xem là nỗi ám ảnh của các chị em. Bởi những bệnh này là nguyên nhân dẫn tới sẹo lõm cũng chính là yếu tố gây mất thẩm mĩ và tự ti về ngoại hình. Sẹo do thủy đậu gây nên thường có độ dài từ 3-8mm.

Khi mắc phải bệnh này xuất hiện các hạt mụn nước dẫn tới tình trạng ngứa muốn gãi. Những vết mụn này dần dần sẽ hình thành nên sẹo.

Bệnh thủy đậu nguyên nhân dẫn tới sẹo lõm
Bệnh thủy đậu- nguyên nhân dẫn tới sẹo lõm

Ngoài ra, như là viêm nang lông, mụn nhọt, chấn thương, áp xe… vì vậy bạn cần vệ sinh cơ thể thường xuyên để ngăn ngừa những bệnh gây sẹo này.

Xem thêm: PRP Là Gì? 1 Vài Lưu Ý Khi Sử Dụng PRP Để Không Bị Hối Hận

Cách rửa mặt không đúng cũng là nguyên nhân gây sẹo

Rửa mặt là một trong những chu trình quan trọng trong việc chăm sóc da hàng ngày, thế nhưng nếu rửa mặt sai cách, kì cọ mạnh tay mang tới hậu quả tổn thương cho làn da, để lại sẹo. Chính vì vậy bạn cần rửa mặt đúng cách nhẹ nhàng khi rửa và khi thực hiện rửa mặt xong nên sử dụng khăn mềm để thấm lên làn da.

Nhẹ nhàng rửa mặt tránh để lại sẹo
Nhẹ nhàng rửa mặt tránh để lại sẹo

Da bị sẹo lõm do phơi nắng

Thật bất ngờ khi ánh nắng là một trong những nguyên nhân gây nên sẹo lõm trên khuôn mặt. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu sẽ dẫn tới nguy cơ gây ra sẹo. Do bức xạ của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời khiến cho vết mụn bị thâm và cản trở quá trình hồi phục da.

Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn tới sẹo lõm

Đây chính là nhân tố gián tiếp ngăn cản quá trình làm lành vết thương bởi những thức ăn nhanh, thực phẩn qua chế biến hay rượu dù không trực tiếp gây ảnh hưởng nhưng lại mang lại những hậu quá nặng nề, thậm chí có thể khiến sẹo trở nên vĩnh viễn.

Thức ăn nhanh- Nguyên nhân gián tiếp gây sẹo lõm
Thức ăn nhanh- Nguyên nhân gián tiếp gây sẹo lõm

Làm thế nào để điều trị sẹo lõm?

Do đây là tác nhân làm ảnh hưởng tới thẩm mĩ nên nhiều người hiện nay quan tâm tới việc trị sẹo lõm. Các mảng da bị tổn hại do sẹo có thể được cải thiện nếu bạn biết cách điều trị đúng đắn. Dưới đây chính là những công thức trị sẹo nhanh và hiệu quả nhất.

Phương pháp lăn kim trị sẹo lõm

Đây còn được gọi là phương pháp phi kim trị sẹo lõm là hình thức trực tiếp dùng đầu kim nhỏ tác dụng vào bề mặt sẹo tạo nên các vết thương giả nhằm kích thích trực tiếp quá trình tự làm lành của cơ thể bằng cách tăng collagen, elastin để lấp đầy vết sẹo lõm.

lăn kim trị sẹo
Phương pháp lăn kim trị sẹo lõm được nhiều người lựa chọn nhất

Khi dùng phương pháp này tạo nên một lớp da mới mịn màng hơn thay thế làn da cũ. Đây chính là phương pháp trị sẹo lõm tuyệt vời được nhiều người lựa chọn.

Bóc tách sẹo trị sẹo lõm

Bóc tách sẹo là một thủ thuật y tế được sử dụng để giải phóng bề mặt da bằng cách đâm cây kim nhỏ để giải phóng sẹo mụn khỏi mô bên dưới , phá vỡ mô, collagen bị xơ hóa, cắt đứt chân sẹo khỏi mô liên giúp cho sẹo đầy lên một cách tự nhiên. Tuy nhiên sau khi điều trị da bạn sẽ gặp phải tình trạng thâm từ 4-6 tuần.

Phương pháp Laser Fractional CO2

Laser Fractional CO2 là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, bằng việc sử dụng máy chiếu ra tia laser CO2 chiếu trực tiếp lên da. Ứng dụng công nghệ ánh sáng, laser đi vào sâu trong da đốt cháy các tế bào bị hư tổn, kích thích quá trình lành lành vết thương, sản sinh tế bào mới giúp giải quyết các vết sẹo.

Kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay- Laser Fractional CO2
Kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay – Laser Fractional CO2

Tiêm chất làm đầy sẹo lõm

Hiện nay, tiêm chất làm đầy sẹo lõm đang là lựa chọn của rất nhiều người có ý định loại bỏ sẹo. Đây là quá trình dùng kim tiêm tiêu sâu vào lớp da. Khi chất làm đầy được tiêm vào bề mặt sẹo sẽ làm đầy mô có sẵn bên trong tế bào da. Chất được dùng để bơm vào vết sẹo lõm có dạng gel hay lỏng, thường là mỡ tự thân, collagen, retylane.

Phương pháp tiêm chất làm đầy sẹo
Phương pháp tiêm chất làm đầy sẹo

Xem thêm: Vi Kim Tảo Biển Là Gì? 5 Công Dụng Của Vi Tảo Trong Làm Đẹp Da

Kết luận

Trên đây đã cung cấp cho bạn sẹo lõm là gì cùng những cách điều trị hiệu quả nhất hiện. Sẹo là nhân tố gây cho bạn ảnh hưởng về cuộc sống đem đến sự tự ti. Hãy áp dụng ngay những biện pháp trên để bạn thân luôn xinh đẹp, tự tin nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *